FUTSAL là gì? Luật thi đấu bóng đá FUTSAL

FUTSAL là gì? Luật thi đấu bóng đá FUTSAL

03/04/2020    4768 lượt xem    17 bình luậnKiến thức bóng đá

Những điều luật thi đấu futsal và điểm khác nhau của Futsal và bóng đá 11 người

Tuyển Việt Nam đã có vé dự vòng chung kết futsal châu Á 2020 sau khi đánh bại Myanmar 7-3 ở trận tranh hạng 3 giải vô địch Đông Nam Á 2019. Hãy cùng Thể Thao Phủi tìm hiểu một vài kiến thức cơ bản của môn thể thao này.

Futsal là một loại hình bóng đá thi đấu trên sân bên trong nhà thi đấu. Cái tên Futsal có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha futebol de salão và tiếng Tây Ban Nha fútbol sala/de salón, đều dịch là bóng đá trong nhà.

Futsal là gì?

Futsal là một loại hình bóng đá thi đấu trên sân bên trong nhà thi đấu, có thể coi Futsal là một dạng bóng đá sân nhỏ. Bóng đá trong nhà cũng là một trong những sự lựa chọn để các cầu thủ chuyên nghiệp luyện tập các kĩ năng cơ bản.

Sân bóng đá Futsal

Giống như bóng đá thông thường Futsal cũng là hình thức đấu bóng giữa hai đội, đội hình chính thức khi ra sân mỗi bên gồm 5 cầu thủ và số ít các cầu thủ dự bị. Thủ môn là người bảo vệ cầu môn của hai bên giống với bóng đá thông thường. Quản bóng dùng để thi đấu Futsalhi nặng và nhỏ hơn quả bóng đá thông thường.

Luật chơi Futsal

Luật chơi futsal được ban hành bởi FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới), futsal còn có thể được chọn lựa trong khuôn khổ cho phép để phù hợp trong mỗi giải đấu và tại mỗi địa phương.

Số lượng cầu thủ trong mỗi đội tham giá thi đấu

Số lượng cầu thủ:

Trong mỗi trận đấu phải có hai đội chơi, mỗi đội được phép cho ra sân thi đấu chính thức 5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn.

Luật thay thế cầu thủ:

Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, Liên đoàn bóng đá Châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành, tất cả các cầu thủ dự bị đều được sử dụng để thay thế.

Một đội bóng có số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7. Không giới hạn số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị).

Khi một cầu thủ đã thay ra khỏi sân vẫn có quyền vào lại sân thi đấu thay thế cầu thủ khác. Khi bóng trong hay ngoài cuộc thì hai đội đều có quyền xin thay thế cầu thủ dự bị, tuy nhiên phải đáp ứng các quy định dưới đây:

  • Cầu thủ bị thay thế phải rời sân qua khu vực thay cầu thủ của đội mình
  • Cầu thủ được thay thế cũng phải vào từ khu vực thay cầu thủ của đội mình và phải đợi cầu thủ bị thay thế đã hoàn toàn ra khỏi sân thi đấu.
  • Một cầu thủ dự bị được tham gia thi đấu hay không là quyền thuộc về quyết định của trọng tài.
  • Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã rời sân và cầu thủ được thay thế đã vào sân. Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ bị thay thế không còn là cầu thủ chính thức nữa.
  • Bất kể cầu thủ nào cũng được thay thế vị trí của thủ môn.

Một cầu thủ có thể thay luôn thủ môn để sử dụng chiến thuật Power Play

Lỗi và cách xử phạt trong Futsal

Trong lúc thay người, nếu cầu thủ bị thay thế chưa rời khỏi sân mà cầu thủ dự bị đã vào sân thì:

  • Dừng trận đấu.
  • Buộc cầu thủ bị thay thế nhanh chóng rời sân.
  • Cảnh cáo và phạt thẻ vàng cầu thủ vào sân và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để hoàn tất thủ tục thay người.
  • Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại nơi bóng dừng.

Trong lúc thay người, nếu cầu thủ bị thay thế hoặc cầu thủ dự bị vào sân không đúng khu vực thay cầu thủ của đội mình thì:

  • Dừng trận đấu.
  • Cảnh cáo, phạt thẻ vàng cầu thủ vi phạm và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để tiến hành đúng thủ tục thay người.
    Trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại chỗ bóng dừng.

Những quy định của Hội đồng Luật quốc tế:

  • Để trận đấu được chính thức bắt đầu thì mỗi đội cần có 5 cầu thủ tham gia thi đấu chính thức.
  • Trường hợp nếu nhiều cầu thủ bị truất quyền thi đấu và một trong hai đội không còn đủ 3 cầu thủ trên sân (kể cả thủ môn) thì trọng tài sẽ huỷ trận đấu đó.
  • Huấn luyện viên có thể được chỉ dẫn chiến thuật cho các cầu thủ trong suốt trận đấu. Nhưng huấn luyện viên không được cản trở cầu thủ, trọng tài trong khi họ đang thi đấu và làm nhiệm vụ trên sân, và phải luôn có hành vi, cư xử đúng mực.

Thời gian thi đấu Futsal

Thời gian trận đấu cho 1 hiệp đấu

  • Một trận đấu bao gồm 2 hiệp, mỗi hiệp thi đấu với thời gian 20 phút.
  • Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, nếu một đội bóng được hưởng quả phạt đền hoặc quả đá phạt trực tiếp, hiệp đấu đó phải được kéo dài đủ để thực hiện xong quả phạt đó.

Thời gian hội ý:

Với mỗi hiệp đấu, sẽ có 1 phút đễ mỗi đội hội ý trong 1 lần, tuy nhiên cần tuân thủ các quy định sau:

  • Quan chức của đội mới được quyền yêu cầu thời gian 1 phút hội ý thông qua trọng tài bấm giờ.
  • Trọng tài bấm giờ chỉ cho phép đội bóng hội ý khi đội bóng đó đang khống chế bóng.
  • Trọng tài bấm giờ ra hiệu cho phép đội bóng được hội ý khi bóng ngoài cuộc bằng ký hiệu hoặc tiếng còi khác với trọng tài chính.
  • Khi hội ý, các cầu thủ dự bị phải ở bên ngoài sân. Các cầu thủ chỉ được thay vào sân khi thời gian hội ý kết thúc. Quan chức chỉ đạo đội bóng không được phép vào sân.
  • Nếu trong hiệp 1, đội nào không yêu cầu hội ý thì sang hiệp 2 cũng chỉ được hội ý 1 lần.

Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp:

  • Giữa hai hiệp thi đấu sẽ có thời gian nghỉ không 15 phút.

Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:

  • Nếu trọng tài bấm giờ không có mặt tại đó, HLV đội bóng có thể trực tiếp yêu cầu trọng tài chính thời gian hội ý cho đội.
  • Không có thời gian hội ý trong thời gian thi đấu 2 hiệp phụ (Nếu điều lệ giải có quy định đấu thêm 2 hiệp phụ sau khi kết thúc 2 hiệp chính).

Thời gian hội ý của mỗi đội là 1 phút mỗi hiệp

Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu

Bắt đầu trận đấu:

  • Trước khi trận đấu diễn ra hai đội cần thực hiện thủ tục chọn sân và đá quả giao bóng bằng cách tung đồng tiền.Đội được quyền ưu tiên sẽ được chọn cầu môn mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội kia sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu. Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2.
  • Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu, hai đội đổi sân.

Quả giao bóng:

Quả giao bóng được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Vào thời điểm bắt đầu trận đấu.
  • Sau mỗi bàn thắng hợp lệ.
  • Vào thời điểm bắt đầu hiệp hai của trận đấu.
  • Vào thời điểm bắt đầu mỗi hiệp phụ của trận đấu phụ.

Nếu quả giao bóng đi trực tiếp vào cầu môn thì sẽ được công nhận là bàn thắng hợp lệ.

Quy định trong khi tiến hành quả giao bóng:

  • Tất cả cầu thủ của hai đội phải đứng trên phần sân của đội mình.
  • Cầu thủ của đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 3m cho đến khi bóng được đưa vào cuộc.
  • Bóng phải được đặt tại điểm giao bóng trong vòng tròn trung tâm.
  • Trọng tài sẽ thổi còi để bắt đầu trận đấu.
  • Bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển.
  • Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa được chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.

Sau mỗi bàn thắng, đội thua được đá quả giao bóng để bắt đầu lại trận đấu.

Lỗi và cách xử phạt:

  • Trong trường hợp cầu thủ giao bóng chạm bóng liên tiến lần thứ 2 trước khi bóng được đá hoặc chạm bởi một cầu thủ khác thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi.
  • Đối với bất kỳ lỗi vi phạm nào xảy ra trong quá trình giao bóng thì quả giao bóng đều được thực hiện lại.

Quả thả bóng chạm đất:

  • Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do gì không ghi trong Luật thi đấu và lúc đó bóng chưa vượt khỏi các đường biên ngang và biên dọc thì trận đấu được tiếp tục bằng quả thả bóng chạm đất.

Quá trình tiến hành quả thả bóng chạm đất:

  • Một trong hai trọng tài thực hiện thả bóng chạm đất tại nơi bóng dừng.

Lỗi và cách xử phạt:

Quả thả bóng chạm đất được thực hiện lại khi:

  • Có một cầu thủ chạm bóng trước khi bóng chạm đất.
  • Sau khi thả chạm đất, bóng vượt qua ngoài đường giới hạn sân, trước khi cầu thủ chạm bóng.

Trường hợp đặc biệt:

  • Đội phòng ngự được hưởng quả phạt trong khu phạt đền của đội mình có thể đặt bóng tại bất kỳ điểm nào trong khu phạt đền.
  • Đội tấn công được hưởng quả phạt gián tiếp trong khu phạt đền của đội phòng ngự, bóng được đặt trên đường giới hạn khu phạt đền tại điểm gần nơi phạm lỗi nhất.
  • Nếu quả thả bóng chạm đất được thực hiện trong khu phạt đền thì bóng sẽ được thả trên đường giới hạn khu phạt đền và gần vị trí bóng dừng nhất.

Tôn Thất Phi (áo đỏ) của đội tuyển Futsal Việt Nam

Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

Bóng ngoài cuộc:

Bóng được tính là ngoài cuộc trong cách trường hợp:

  • Khi bóng vượt hẳn khỏi biên dọc hoặc biên ngang dù ở mặt đất hay trên không.
  • Sau tiếng còi dừng trận đấu của trọng tài.
  • Bóng chạm trần nhà thi đấu.

Bóng trong cuộc:

Ngoài 3 trường hợp trên, bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp:

  • Bóng bật từ cột dọc, xà ngang của khung cầu môn vào trong sân.
  • Bóng bật vào sân từ trọng tài chính hoặc trọng tài thứ 2 đứng trong sân.

Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:

  • Khi trận đấu diễn ra trong sân có mái che, nếu bóng chạm trần, trận đấu tạm dừng và sẽ được bắt đầu lại bằng quả đá biên cho đội không có cầu thủ đá bóng chạm trần. Quả đá biên được thực hiện tại điểm trên đường biên dọc gần nơi có bóng chạm trần nhất.
  • Độ cao tối thiểu của trần nhà thi đấu phải là 4m và được nêu trong Điều lệ của giải đấu.

Bàn thắng hợp lệ

Bàn thắng hợp lệ:

Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt khỏi biên ngang giữa hai cột và dưới xà ngang của cầu môn, trừ khi:

  • Quả bóng được ném vào cầu môn.
  • Quả bóng do cầu thủ đội tấn công dùng tay hoặc cánh tay để ném, ôm hoặc đấm vào cầu môn, kể cả thủ môn.

Đội thắng cuộc:

  • Đội ghi nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội đều không ghi được bàn thắng hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hòa.

Điều lệ giải:

Nếu như điều lệ giải quy định rằng một trận đấu phải kết thúc có đội thắng cuộc hoặc nếu một trận play-off kết thúc với tỷ số hòa, để xác định đội thắng, phải dựa vào các tiêu chí sau:

  • Số bàn thắng ghi được tại sân khách,
  • Đá hiệp phụ,
  • Đá luân lưu.

Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:

  • Chỉ những cách thức do FIFA đưa ra trong Luật thi đấu này mới được đưa vào Điều lệ giải để quyết định đội thắng trong 1 trận đấu hoặc trận play-off...

Sự khác biệt giữa Futsal và bóng đá sân 11 người

Futsal và bóng đá 11 người đều có chung những nguyên tắc cốt lõi. Đơn giản và rõ ràng nhất là cố gắng đưa bóng vào cầu môn đối phương, đồng thời hạn chế bàn thua cho cầu môn của mình.

Tuy bóng đá trong nhà và bóng đá thông thường đều có những mục tiêu giống nhau là đưa bóng vào cầu môn nhưng hình thức đạt được mục đích đó có khác nhau đôi chút. Những khác biệt này tác động rất lớn đến cách chơi bóng trên sân futsal so với sân 11. Cùng Thể Thao Phủi phân tích về những điểm khác nhau dưới đây

Sự khác biệt về quy tắc chơi Futsal với bóng đá thông thường

Futsal có những quy tắc thi đấu thực sự khác biệt với bóng đá thông thường. Đối với những ai mới bước đầu tiếp cận futsal, họ có thể gặp đôi chút khó khăn để làm quen với luật chơi mới lạ.

Dưới đây là sự so sánh giữa rất rõ giữa futsal và bóng đá 11 người.

Khác biệt giữa thi đấu FUTSAL và thi đấu sân 11 người

So sánh 2 hình thức bóng đá 11 người và futsal có nhiều điểm khác nhau nhưng điều khác biệt lớn nhất là:

  • Loại bóng sử dụng
  • Kích thước sân đấu
  • Kích thước cầu môn

Bóng sử dụng thi đấu trong Futsal

Các trận đấu futsal chính thức sử dụng bóng cỡ số 4 (bóng đá thông thường dùng bóng cỡ 5, đối với người lớn) và có độ nảy ít hơn 30%. Quả bóng này chính là điểm mấu chốt. Nó nhỏ hơn, nặng hơn và ít nảy trên mặt sân hơn bóng sân 11. Có nghĩa là bạn có thể khống chế, kiểm soát bóng dễ dàng hơn, cho phép bạn thực hiện những động tác phức tạp hơn trên sân kích thước nhỏ...

Bóng futsal FUS 2.76 đạt là bóng đạt tiêu chuẩn FIFA QUALITY đang đc bán ở YouSport

>>>> Mua ngay quả bóng Quả Bóng Futsal FUS 2.76

Sân thi đấu trong Futsal

Kích thước chuẩn của sân futsal là 20m x 40m. Kích thước này nhỏ hơn rất nhiều so với sân bóng 11 người. Hình minh hoạ dưới đây sẽ cho bạn ước lượng tỷ lệ giữa hai loại sân. Theo đó sân futsal bằng xấp xỉ khoảng ⅛ của sân bóng 11 người. Một cầu thủ sân 11 sẽ bao quát diện tích thi đấu gấp khoảng 4 lần cầu thủ futsal.

Sân Futsal sấp sỉ bằng 1/8 sân 11 người

 

Như vậy nghĩa là cầu thủ futsal thường chuyền ngắn nhiều hơn, tích cực di chuyển trong không gian hẹp và khoảng cách đến cầu môn không quá xa, đủ để một cú sút có thể thành bàn từ bất kỳ vị trí nào. Ngược lại, nó cũng có nghĩa cầu thủ sẽ có ít không gian để kiểm soát bóng, do đó họ cần rèn luyện kỹ thuật cá nhân thực sự tốt.

Cầu môn trong Futsal

Kích thước tiêu chuẩn của cầu môn futsal là cao 2m, rộng 3m. Đó là tỷ lệ nhỏ hơn đáng kể so với cầu môn sân bóng đá thông thường:

Cầu môn của Futsal rất nhỏ nếu so với cầu môn của sân 11 người

 

Với kích thước như vậy, các thủ môn futsal không gặp nhiều khó khăn để với tới bất cứ điểm nào trong khung gỗ. Như vậy, các cú sút sẽ đòi hỏi độ khó nhiều hơn, cầu thủ cũng phải vận dụng nhiều kỹ thuật đánh lừa hơn nếu muốn ghi bàn thắng.

So sánh lối chơi: futsal vs bóng đá 11 người

Chúng ta hãy so sánh dữ liệu có được từ giải Vô địch futsal châu Âu (2016) với giải Ngoại hạng Anh mùa 2014/15. Dưới đây là các số liệu thống kê trung bình mỗi trận:

So sánh thống kê trong 1 trận đấu Futsal và trận đấu 11 người

 

Một số khác biệt thú vị được chỉ ra như sau:

  • Trung bình bàn thắng mỗi trận futsal nhiều hơn gấp đôi dù dù số phút thi đấu chỉ bằng non nửa và cầu môn nhỏ hơn.
  • Các trận futsal có nhiều cú sút được thực hiện hơn, cùng một tỷ lệ tương tự những cú sút đi trúng khung thành.
  • Tỷ lệ cú sút trúng gôn trở thành bàn thắng thấp hơn (futsal đạt 23% so với 31% ở bóng đá thông thường). Có lẽ do kích thước nhỏ hơn của cầu môn futsal.
  • Futsal có ít tình huống phạm lỗi hơn nhưng số lượng thẻ phạt khá tương đương với bóng đá 11 người.

Những số liệu của các trận đấu futsal còn khá hạn chế (ở trên là số liệu trung bình từ 20 trận) và những xu hướng này chưa thực sự tiêu biểu cho đại đa số toàn bộ các trận futsal,. Song nó cùng phần nào nói lên tính chất riêng của các trận đấu môn bóng đá 5 người này.

Kết luận:

Bạn đừng quá ngạc nhiên về những điểm khác biệt giữa futsal và bóng đá sân 11 người vì với kích thước sân nhỏ sẽ cho ít không gian thi đấu hơn nên bắt buộc hai đội chơi phải dùng nhiều đường chuyền hơn, mỗi cầu thủ cũng tham gia nhiều tình huống xử lý bóng hơn, và có nhiều cơ hội dứt điểm hơn. Với một trận bóng futsal sẽ cho người xe nhiều cảm xúc bơn bởi nó luôn trong trạng thái dồn dập hấp dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thêm bình luận

Gọi hoặc chat ngay