Những điều luật thi đấu bóng chuyền chuẩn quốc tế
Bóng chuyền về bản chất là một môn thể thao tập thể được chơi trên sân có sự ngăn cách chia sân bởi cột và lưới. Người sáng lập đầu tiên của bộ môn thể thao này là William G.Morgan – Giáo viên hướng dẫn môn thể dục YMCA tại Hoa Kỳ vào năm 1895.
Ngoài việc luyện tập bóng chuyền để rèn luyện sức khỏe, để giải trí hãy dành chút thời gian để tìm hiểu luật bóng chuyền nhé. Những thông tin được cung cấp sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình trở thành vận động viên chuyên nghiệp.
Sơ lược về lịch sử bộ môn bóng chuyền
Như đã nói, bộ môn thể thao này được sáng lập vào năm 1895, lấy ý tưởng từ môn thể thao quần vợt, và môn bóng ném. Vật dụng chơi đầu tiên là ruột gỗ được mỗi bên ném qua ném lại. Lúc đầu tiên được gọi là mintonette. Mãi đến năm 1896 tại hội nghị YMCA giám đốc giáo dục thể chất mới đổi tên thành volleyball (bóng chuyền/ bóng bay). Khác với môn bóng rổ, bóng chuyền được sáng lập có sự lược bớt đi những động tác “thô bạo”.
Luật bóng chuyền đầu tiên cũng được Willima G.Morgan đặt ra và nó vẫn còn nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, mọi quy định đều rất đơn giản, không hề có chiến thuật gì cả, không giới hạn về số người chơi, các kỹ thuật cũng không đòi hỏi cao. Đến năm 1947 tại Pháp, ngài Paul Libaud là người đã hợp nhất các liên đoàn Bóng chuyền quốc gia thành liên đoàn Bóng chuyền quốc tế ( FIVB).Đến 1828 Liên đoàn bóng chuyền quốc tế mới chính thức được thành lập.
Năm 1916 Hội thể thao Đại học toàn Mỹ mới thừa nhận Bóng chuyền là môn thể thao vì đã có trên 2000 người tập luyện môn thể thao này mỗi ngày. Cũng từ đó luật Bóng chuyền ra đời và ban hành tại Mỹ. Đến 1922 thì giải Bóng chuyền quốc tế lần đầu tiên được tổ chức.
Luật bóng chuyền theo quy định quốc tế
Điều 1: Phát bóng
- Khi thực hiện phát bóng đúng luật thì banh bóng chuyền phải rời tay, thì tay còn lại mới đánh bóng trực tiếp qua phần sân của đối phương. (phần sân được giới hạn bởi lưới và cột lươi), bóng qua sân yêu cầu phải không chạm lưới, nếu không sẽ bị coi là phạm luật.
- Đội rút được thăm sẽ có quyền phát bóng tại hiệp đầu tiên của trận đấu, và hiệp quyết (hiệp quyết định đội nào thắng cuộc). Ngược lại, đội phát bóng ở hiệp 1 sẽ không được phát bóng ở hiệp 1.
- Đội phát bóng sẽ được cộng 1 điểm khi phát bóng thắng. Đội đỡ bóng được quyền phát bóng nhưng sẽ theo lần lượt xoay của kim đồng hồ. Vận động viên phát bóng sẽ ở khu vực 1. Mỗi lần chỉ được phát 1, thứ tự tiếp theo sẽ xoay vòng lại để đúng vị trí, nếu sai vòng sẽ bị mất quyền phát bóng và đối phương sẽ được điểm. Đặc biệt sẽ bị xóa toàn bộ điểm do đã sai thứ tự phát bóng.
- Vận động viên phát bóng phải đứng đúng khu vực phát bóng, động tác phát bóng được nhảy tự do và tay, chân không được phép dẫm ra vạch phát. Khi thực hiện cú ném xong người phát được phép đi vào sân thi đấu luôn.
- Sau khi trọng tài còi hiệu thứ nhất, người phát bóng đi trong 8 giây. Người phát bóng tung bóng nhưng không có động tác đập bóng thì trọng tài sẽ cho phát bóng lại.
- Đội phát bóng không được dùng hành động để che khuất tầm quan sát đường bay bóng của đối phương.
Đội đỡ bóng không được đập bóng trở lại sân đội phát, mà phải qua ít nhất 1 lần đỡ bóng rồi mới được đập bóng ghi điểm.
Điều 2: Đánh bóng
- Mỗi 1 đội đều chỉ được phép chạm bóng nhiều nhất là 3 lần trước khi đưa bóng qua sân đối thủ. Một người không được chạm liền 2 lần trái bóng.
- Được phép dùng nhiều bộ phận khác trên cơ thể để chạm bóng, những động tác phải dùng một lúc với lực đánh bóng.
- Được phép xài nhiều động tác đánh bóng, đỡ bóng khác nhau, nhưng không được cầm bóng, giữ bóng trên người, như vậy là phạm luật.
- Nếu cả đội có nhiều người chạm bóng cùng 1 lúc cũng chỉ được tính là 1 lần chạm bóng và những người này đều không được đánh bóng ngay sau để chạm bóng vừa rồi.
- Khi cả 2 đội cùng chạm bóng trên lưới thì bóng rơi sang đội bên nào thì bên đó sẽ được quyền chạm bóng liên tiếp 3 lần nữa. Nếu bóng ra khỏi sân thì đội ngược với bên bóng rơi vào sẽ được chạm bóng.
- Khi cả 2 bên giữ bóng trên lưới quá lâu sẽ được cho là phạm lỗi, và phát lại bóng.
- Nếu bóng chạm 4 lần trong cùng 1 đội sẽ bị cho là phạm lỗi “4 lần chạm bóng”. Tất nhiên không tính lần chạm bóng chắn bóng.
- Tư thế đánh bóng được cho là phạm lỗi:
- Đứng trên mặt sân dùng hai tay đập bóng sang (vồ bóng).
- Đệm bóng 2 tay nhưng lại không đồng nhất, để mỗi tay chuyển động 1 hướng khác nhau.
Điều 3: Khi bóng bay sang sân đối phương
- Bóng qua sân đối phương phải trong không gian mặt phẳng đã được giới hạn bằng các đường biên dọc và biên ngang, lưới, angten.
- Bóng qua sân đối phương, nhưng bị chạm lưới nếu đối phương đỡ bóng trước khi bóng chạm đất thì sẽ được tiếp tục chơi. Nếu bóng qua sân mà chạm lưới không được đỡ trước khi chạm đất sẽ bị phát lại.
- Bóng chạm angten, hoặc dây căng lưới sẽ bị tính là bóng ngoài sân.
Điều 4: Qua đường giữa sân và chạm lưới
- Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để vượt qua đường giữa sân đều sẽ bị cho là phạm lỗi. Trừ trường hợp là 1 bàn tay, 1 bàn chân, 2 bàn tay/ chân chưa sang sân hết.
- Khi đang thi đấu bất kỳ phần nào của cơ thể chạm lưới trong sân hoặc chạm lưới ngoài sân mà làm ảnh hưởng đến trận đấu là phạm lỗi chạm lưới. Trường hợp đập bóng và chắn bóng mà chạm lưới nhưng không gây ảnh hưởng đến đối phương có thể bỏ qua, không tính lỗi chạm lưới.
- Bóng đối thủ đánh vào lưới chạm người chơi của mình thì không tính phạm lỗi
Điều 5: Đánh tấn công
- Vận động viên đánh bóng trực tiếp sang sân đối phương là đánh bóng tấn công bao gồm đập bóng, bỏ nhỏ, chuyền bóng, đệm bóng….
- Bất cứ một vận động viên nào ở hàng sau phòng ngự đều có thể đánh bóng tấn công bất kỳ quả bóng ở độ cao nào. Nhưng phải đảm bảo không được chạm vạch 2m, nếu không cũng sẽ bị bắt lỗi.
- Vận động viên ở khu 2m phải chuyền bóng với độ bổng nhẹ nhàng sang sân đối phương khi mà bóng được chuyển qua với độ cao hơn mép trên của lưới.
Điều 6: Chắn bóng
- Vận động viên hàng trước được phép chắn bóng đơn hoặc chắn bóng tập thể khi tấn công đối thủ. Vận động viên chắn bóng xong, được đánh bóng tiếp.
- Chắn bóng có thể dùng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Vận động viên chắn bóng được đưa bàn tay hoặc cánh tay qua lưới chắn bóng. Không tính chắn bóng la 1 lần chạm bóng
- Vận động viên được quy định ở hàng sau không được phép lên hàng trước chắn bóng. Nếu không tuân thủ được tính là phạm lỗi.
- Không được chắn bóng từ quả phát bóng, không được chắn bóng từ đối phương khi bóng đang ở khu vực 2m. Chắn bóng chỉ được thực hiện bởi những cú đánh tấn công, sau vạch 2m.
Kích thước sân bóng chuyền chuẩn
- Chiều dài sân bóng chuyền 18m (59 feet), chiều rộng 9m (29.5 feet).
- Sân được bao quanh bởi một vùng tự do rộng ít nhất 3m.
- Sân được chia thành hai nửa 9m x 9m bởi một lưới đặt giữa sân.
- Các đường kẻ trên sân có màu sắc tương phản với màu sân thông thường là màu trắng độ rộng 5cm.
Các đường kẻ trên sân:
- Đường tấn công: là đường song song và cách lưới 3m trên phần sân của mỗi đội, vạch này chia phần
- sân mỗi đội thành hàng trước (sân trước) và hàng sau (sân sau).
- Đường giữa sân là đường chia đôi sân.
- Đường biên ngang là đường phía cuối sân.
- Đường biên dọc và phần kéo dài biên dọc là 15cm, cách biên ngang 20cm.
Kích thước lưới và cột lưới trên sân bóng chuyền
- Lưới bóng chuyền được căng ngang trên đường giữa sân, chiều rộng lưới 1m (49 inch), mép trên lưới cao 2.43m (7 feet 11 5/8 inches) đối với bóng chuyền nam và 2.24m (7 feet 4 1/8 inches) đối với bóng chuyền nữ. Lưu ý: kích thước chiều cao này có thể thay đổi tùy từng giải đấu. Màu của lưới phải là màu tối dài 10m, rộng 1m, mắt lưới có hình vuông cạnh 10cm, phía trên của lưới có giải băng trắng rộng 7cm còn giải băng trắng của mép lưới phía dưới rộng 5cm.
- Băng giới hạn trên lưới là hai băng trắng dài 1m, rộng 5cm được đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên dọc và đường giữa sân.
- Cột lưới: cột lưới dùng để căng giữa lưới, có chiều cao 2.55m, có thể điều chỉnh được. Cột lưới được đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 0.5 – 1m, cột có hình tròn nhẵn, được cố định chắc chắn xuống mặt sân.
Kích thước cột giới hạn trên lưới
- Cột giới hạn này có chiều dài 1,8m và đường kính 1cm được sơn xen kẽ giữa màu trắng và màu đỏ mỗi đoạn cách nhau 10cm. Cột giới hạn này được buộc thẳng đứng trên lưới cao hơn lưới 0.8m.
Trên là những thông tin về luật thi đấu bóng chuyền và kích thước sân lưới bóng chuyền theo tiêu chuẩn của luật thi đấu Quốc Tê. Thể Thao Phủi xin cảm ơn Quý Độc Giả đã bỏ chút thời gian theo dõi bài viết này.
Bùi Sửng
Cho hỏi: sau khi đánh bóng tay chạm cột hay dây căng lưới phía dưới( ngoài sân) có bị tính là lỗi chạm lưới không?
3 năm trước