Phòng thủ - Chìa khóa chiến thắng cho mọi trận đấu
Những môn thể thao liên quan đến trái bóng đều có những sức hút hấp dẫn. Đó là: sự quyết liệt, tinh thần đồng đội và những pha biểu diễn đẹp mắt, chiến thuật tấn công, phòng thủ nhuần nhuyễn.
Một cầu thủ chuyên nghiệp, ngoài các kỹ thuật tấn công như dẫn bóng, ném rổ, úp rổ. Thì việc hoàn thiện các kỹ năng phòng thủ trong bóng rổ là điều chắc chắn không thể thiếu. Ghi điểm là một chuyện song để hạn chế bị ghi điểm mới là chìa khóa cho chiến thắng.
Khái niệm phòng thủ trong bóng rổ
Trong bóng rổ, chơi phòng thủ có nghĩa là cố gắng ngăn đối thủ ghi bàn hoặc tấn công. Hay nói cách khác, nó giúp giảm thiểu thời gian chiếm hữu thế chủ động của đối thủ và tỷ lệ ném trên mỗi lần sở hữu bóng. Việc hiểu được các quy tắc cơ bản của kỹ thuật phòng thủ bóng rổ có thể giúp bạn trở thành một trong những hậu vệ tốt hơn và là một cầu thủ toàn diện, điều mà ai cũng mong muốn.
Phòng thủ là một trong kỹ thuật quan trọng nhất trên sân đấu. Điều này là đúng – một cầu thủ phòng thủ tốt và vững chắc có thể ngăn ngừa và hạn chế đối thủ của bạn ghi bàn, cho dù bạn đang chơi phòng thủ giữa người với người, phòng thủ khu vực hoặc kết hợp cả hai khía cạnh này. Thực tế, học cách phòng thủ trong bóng rổ là khá khó vì nếu không thực hiện được sẽ dẫn đến phạm lỗi. Thật đáng buồn là nhiều người nhận thấy sự khó khăn của kỹ thuật này mà họ chuyển sang luyện tập kỹ thuật tấn công, chuyền, dẫn, cách nhồi bóng rổ nhiều hơn. Nhưng nếu bạn muốn là một cầu thủ bóng rổ thực thụ thì bạn cần phải biết/giỏi về kỹ thuật này.
>>>>> Quả Bóng Rổ HOT <<<<<<<
Nhiệm vụ của đội phòng thủ
Nhiệm vụ đặt ra với đội phòng thủ bao gồm:
- Không để cho đối phương ngắm và ném rổ mà không bị cản trở
- Thực hiện các động tác cướp bóng của đối phương và tạo điều kiện phản công lại
- Phá vỡ những liên hoàn và phối hợp ăn ý giữa các tuyến và cá nhân riêng lẻ của đối phương, ngăn cản đối phương tiến hành các thao tác chuẩn bị tấn công.
- Không cho phép đội đối phương chuyển sang phản công.
Trong bất kỳ tình huống thi đấu phòng thủ nào, họ cũng cần phải chú ý những điều sau đây:
- Giành lợi thế về cả không gian và thời gian trong trận đấu
- Giành thế chủ động để buộc đối phương phải thi đấu theo ý trí và lối chơi của mình
- Tiến hành vây ép thường xuyên và liên tục đối phương đang có bóng.
- Tạo những điều kiện để phản công nhanh
Các cách phòng thủ trong bóng rổ
Việc phòng thủ có tổ chức không chỉ củng cố thành tích đạt được do tấn công mà còn ảnh hưởng đến tính chất các hoạt động tiếp theo của đội. Đội nào có khả năng phòng thủ tốt sẽ cảm thấy tự tin hơn khi bước vào trận đấu. Ngoài ra, họ còn dễ dàng thực hiện các động tác ném rổ từ các cự ly trung bình và xa, bảo vệ bóng khỏi các cú steal bóng rổ từ đội bạn.
Cũng như trong tấn công, phòng thủ cũng có 3 loại, bao gồm: Cá nhân, theo nhóm và đồng đội. Để hiểu sâu hơn về các chiến thuật này, bạn có thể xem tiếp dưới đây:
Chiến thuật phòng thủ khu vực
Định nghĩa
Phòng thủ khu vực là phương pháp phòng thủ phân chia mỗi người phụ trách một khu vực khác nhau, đồng thời có thể hỗ trợ nhau thành một đội hình phòng thủ có tính chất cơ động toàn diện. Trong chiến thuật này, nhiệm vụ phòng thủ được phân công rõ ràng nên tiết kiệm được sức và phòng thủ tương đối kín, trừ trường hợp đối phương ném xa tốt thì nó sẽ không hiệu quả.
Nguyên tắc phòng thủ khu vực
- Phải kèm chặt cầu thủ đang có bóng, các cầu thủ không bóng thì kèm lỏng hơn để tiết kiệm sức và hỗ trợ phòng thủ dễ dàng.
- Khi lùi về hỗ trợ cho đồng đội, cần chiếm vị trí gần bóng hơn người mình kèm để có thể cắt được những đường chuyền đến cho người mình kèm.
- Hậu vệ đứng dưới rổ phải tuyệt đối không cho đối thủ tấn công lọt vào gần rổ vì khu dưới rổ rất khó bù người.
- Người kèm trung phong phải chặn phái chủ yếu của họ. Cầu thủ kèm người có bóng phải chắn không cho đối phương chuyền bóng thuận lợi tới trung phong. Trong khi đó người phòng thủ phía bên kia cùng người kèm trung phong kẹp trung phong lại và không cho anh ta bắt bóng.
Phương pháp phòng thủ khu vực 2-1-2
Phòng thủ khu vực gồm những hình thức đội hình sau: 2-1-2; 2-3; 3-2; 1-3-1; 1- 4. Trong đó, đội hình 2-1-2 được sử dụng nhiều nhất. Từ đội hình này có thể biến hóa thành đội hình kia. Việc thay đổi đội hình phòng thủ phải dựa vào sự thay đổi của đội hình tấn công.
* Chú ý: Phía dưới đây sẽ đề cập đến đội hình 2-1-2
- Phạm vi phòng thủ: Chủ yếu là xung quanh khu ném phạt. Mỗi cầu thủ có những khu vực riêng và có khu vực chung.
- Phương pháp di chuyển
- Hai hậu vệ di chuyển song song với biên ngang. Bóng ở khu vực nào thì cầu thủ chịu trách nhiệm khu vực đó sẽ ra kèm, người kia lui về bảo vệ rổ.
- Hai tiền phong di chuyển chéo nhau, bóng hướng nào thì tiền phong bên đó, người kia lùi về gần rổ chắn không cho đối phương ném rổ ở cự ly trung bình ở đầu khu phạt.
- Trung phong phòng thủ chính giữa khu phạt, ngăn không cho đối phương lọt vào khu giữa, đồng thời hỗ trợ phòng thủ cho 2 tiền phong và 2 hậu vệ.
Tư thế thân người khi phòng thủ
- Trong khi phòng thủ phải cố gắng chiếm vị trí thuận lợi hơn đối thủ mà mình kèm
- Giơ hai tay cao làm cho đối phương khó ném rổ, chuyền bóng và đột phá.
Ưu và nhược điểm của phòng thủ khu vực
Ưu điểm
- Tạo nên một khối phòng thủ vững chắc, chiếm ưu thế về cướp bóng dưới rổ và bảo vệ rổ
- Có khả năng hạn chế những tấn công khi đối phương vận đụng kỹ thuật đột phá cá nhân/cách qua người trong bóng rổ hay chuyền xiết.
- Giảm được lỗi cho cầu thủ trong thi đấu so với chiến thuật kèm người.
- Hạn chế được sự uy hiếp của các cầu thủ cao hơn ở khu vực dưới rổ và dễ cướp được bóng dưới rổ để phát đọng tấn công nhanh.
Nhược điểm
- Phạm vi phòng thủ hẹp và dễ có chỗ trống trong khu vực phòng thủ cùng nhau.
- Nếu đồng đội bị đối phương lướt qua thì tình huống số người phòng thủ ít hơn người tấn công nên sẽ rất khó khăn.
- Khi đối phương ném rổ ở cự ly trung bình chuẩn xác, đội hình phòng thủ kéo giãn, dễ sơ hở, có nhiều khe trống để đối phương lọt vào.
- Trong đội hình phòng thủ khu vực, hai tiền phong sẽ bị hao tổn thể lực nhiều do phải di chuyển liên tục làm ảnh hưởng đến kết quả tấn công.
Trường hợp nào vận dụng chiến thuật phòng thủ khu vực
- Khi trung phong của đội tấn công tốt, đối phương có sức uy hiếp lớn ở dưới rổ nhưng ở ngoại vi kém hơn
- Khi thi đấu ở đội hình có trình độ yếu hoặc tấn công trận địa kém
- Khi trong đội hình đã có đến 2-3 cầu thủ đã phạm 3-4 lỗi
- Để kéo dài thời gian một đợt tấn công của đối phương hoặc đã dẫn nhiều điểm
- Là biện pháp thay đổi chiến thuật để tìm hiểu tình hình khả năng tấn công của đối phương.
Chiến thuật phòng thủ kèm người (phòng thủ 1 kèm 1)
Định nghĩa
Đây là loại phòng thủ cá nhân, được phân công mỗi người kèm một người (cầu thủ đối phương) cố định. Chiến thuật này không những đòi hỏi từng cầu thủ phải tích cực để hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ của mình mà còn phải hỗ trợ phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ phòng thủ của toàn đội. Do đó, cách phòng thủ này rất toàn diện và cơ động.
b. Ưu và nhược điểm của chiến thuật phòng thủ kèm người
Ưu điểm:
- Đối phó được với tất cả các chiến thuật tấn công của đối phương
- Khi phòng thủ rất chủ động và tích cực
- Phân công kèm người rõ ràng
Nhược điểm:
- Dễ bị phạm lỗi và dễ bị đối phương qua người
- Hỗ trợ bù người khó, bị tiêu hao thể lực nhanh
Cách bố trí kèm người
- Phân công kèm người theo vị trí trung phong kèm trung phong, tiền phong kèm hậu vệ và ngược lại
- Phân công kèm người theo tầm vóc và thể lực
- Phân công kèm người theo khả năng
- Phân kèm người có tính chất đối kháng
Các loại phòng thủ kèm người
Phòng thủ kèm người có hai phương pháp đó là phòng thủ kèm người nửa sân và phòng thủ kèm người cả sân
Phòng thủ kèm người nửa sân
Là chiến thuật bóng rổ cơ bản trong phòng thủ. Cụ thể, nó là loại chiến thuật kèm người ở sân dưới (sân đội mình). Khi bị buộc phải chuyển từ tấn công sang phòng thủ toàn đội lập tức rút về sân của mình và mỗi người kèm cố định 1 người.
Các loại kèm người nửa sân
Cách phòng thủ trong bóng rổ này bao gồm 2 loại chính: kèm người nửa sân thu hẹp và kèm người nửa sân mở rộng
- Kèm người nửa sân thu hẹp được áp dụng khi đội đối phương ném rổ ở cự ky trung bình và xa không chuẩn xác nhưng trung phong có sức tấn công uy hiếp mạnh
- Kèm người nửa sân mở rộng được áp dụng khi đội tấn công có khả năng tấn công ngoại vi ở mức khá nhưng tấn công dưới rổ kém, đối phương khống chế bóng kém, ít kinh nghiệm
Nguyên tắc phòng thủ kèm người nửa sân
- Kèm chặt ngươi có bóng, kèm lỏng người không có bóng, chú ý quan sát cả người và bóng.
- Tích cực cản phá sự phối hợp và thói quen ném rổ của đối phương
- Tận dụng hợp lý các thời cơ kèm người, kịp thời lo bù người, phòng thủ chặt trung phong.
Phương pháp kèm người nửa sân
- Phối hợp và bảo vệ là cách thường dùng để phòng thủ những đội có trình độ khá hoặc phòng thủ trung phong
- Phối hợp “khép cửa” là phương pháp đề phòng và ngăn chặn đối phương đột phá có hiệu quả
- Phối hợp đổi người là cách phối hợp khi đối phương tấn công bằng yểm hộ sau
- Phối hợp bù người là cách phối hợp 2,3 người hỗ trợ nhau khi có phòng thủ bị đối phương vượt qua
- Phối hợp phòng thủ yểm hộ (lách qua và xuyên qua)
Phương pháp phòng thủ kèm chặt toàn sân
Đây là một cách phòng thủ trong bóng rổ tích cực chủ động. Người phòng thủ phải kèm sát đối thủ của mình ngay khi đối phương vừa có bóng, ngăn chặn người tấn công di động, bắt bóng, ném bóng, ném rổ và hạn chế đối thủ tấn công.
Yêu cầu của chiến thuật
- Toàn đội phải thống nhất tư tưởng và hành động
- Có thể lực dồi dào, luôn di chuyển với tốc độ nhanh trong thời gian dài
- Có kỹ thuật tranh cướp bóng, cắt bóng, phá bóng,.. biết vận dụng thành thạo sự phối hợp 2-3 người như đổi người, bù người, lách qua.
Phòng thủ cá nhân
- Phòng thủ dẫn bóng đột phá: Khi phòng thủ người dẫn bóng thì phải tích cực di chuyển để chọn được vị trí thích hợp phá bóng, chặn khu giữa sân, thả lỏng biên, chắn tay thuận của đối phương làm cho nhịp độ dẫn bóng chậm nhằm giúp cho đồng đội phòng thủ kịp thời.
- Phòng thủ sách ứng: Khi phòng thủ người có bóng phải tích cực chặn đường chuyền bóng của họ đồng thời kèm chặt cầu thủ tấn công ở xung quanh không cho họ bắt bóng
- Phối hợp phòng thủ người tấn công phát bóng: Khi một cầu thủ có bóng thì một người phòng thủ kèm chặt không cho họ dẫn bóng, chuyền bóng, các cầu thủ khác kèm chặt những người còn lại.
- Phòng thủ khi đối phương yểm hộ: Khi bên phòng thủ biết được ý đồ tấn công yểm hộ, lập tức sử dụng cách phối hợp nhóm phòng thủ của hai người (như kèm người nửa sân)
- Bỏ người phát phóng để phòng thủ người bắt bóng: Bỏ người tấn công có bóng để kèm người tấn công khác hoặc cắt các đường bóng chuyền đi của người tấn công có bóng.
Phối hợp phòng thủ khi đối phương đã phát bóng vào sân
Các cầu thủ tích cực chặn đường chuyền của người có bóng đồng thời khống chế đường bắt bóng của đối thủ tấn công. Nếu đối phương sử dụng yểm hộ để tấn công thì phòng thủ phải kịp thời đổi người cho nhau.
Phòng thủ khi đối phương đột phá
Chặn đường bóng của đối phương hoặc phối hợp với đồng đội buộc người tấn công phải dẫn bóng ra biên. Trong khi đó, các cầu thủ khác ngăn chặn đối phương bắt bóng
Khi nào nên dùng chiến thuật phòng thủ kèm người chặt trên toàn sân
- Đột nhiên thay đổi chiến thuật để đối phương lúng túng, từ đó đánh vào sơ hở của họ
- Đối với các đội tầm vóc nhỏ thấp nhưng linh hoạt, tốc độ nhanh thì có thể dùng chiến thuật này để phòng thủ các đội có tầm vóc cao to nhưng thiếu linh hoạt
- Làm tiêu hao nhanh thể lực của đối phương
- Đột nhiên muốn tăng nhanh số điểm thẳng, giảm nhanh số điểm thua
- Đối với những đội ít kinh nghiệm về tấn công kèm chặt người trên toàn sân
- Dùng để đối phó những đột phá nhưng ném rổ ở cự ly trung bình tốt
>>>> Xem thêm: Những điều luật cơ bản trong bóng rổ