Hướng dẫn cách chọn thảm tập Yoga tốt và phù hợp nhất

Hướng dẫn cách chọn thảm tập Yoga tốt và phù hợp nhất

15/05/2020    939 lượt xem    17 bình luậnKiến thức Yoga

Hiện nay, tại các phòng Yoga thường trang bị sẵn những thảm tập. Chúng thường là những thảm tập kém chất lượng dễ trơn trượt và không được vệ sinh thường xuyên nên có mùi khá khó chịu. Bạn nên sắm riêng cho mình một tấm thảm tập Yoga cá nhân để đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cho bản thân.

Vậy làm sao để chọn riêng cho mình một thảm tập tốt và chất lượng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người mới bắt đầu luyện tập Yoga thắc mắc.

Mức giá thảm tập Yoga

Trên thị trường hiện nay, thảm tập Yoga có rất nhiều giá từ thấp đến cao. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mức giá sẽ quyết định được chất lượng của sản phẩm nhưng đó là suy nghĩ không đúng. Các bạn không thể dựa vào giá cả để đưa ra đánh giá chất lượng của thảm.

Không thể dựa vào mức giá để đánh giá chất lượng thảm tập Yoga

Với những thảm tập Yoga giá rẻ (dưới 200.000 Vnđ) thì hầu hết là kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ và những trang thương mại điện tử đưa thông tin rằng thảm có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc.

Vẫn có những thảm tập Yoga với giá cao (2 triệu/thảm) và được thông tin rằng có xuất xứ từ Mỹ, Châu Âu. Tuy nhiên, Khi mua về lại không hề có nhãn mác hay barcode để có thể kiểm tra thông tin nhà sản xuất.

Vì vậy, chúng ta không thể dựa vào mức giá để quyết định thảm tập Yoga có chất lượng hay không, có tốt hay không.

Chất liệu của thảm tập Yoga

Chất liệu là một yếu tố rất quan trọng để quyết định chất lượng và tuổi thọ của thảm tập Yoga. Hiện nay có rất nhiều chất liệu để làm thảm tập những phổ biến nhất đó là PVC (Polyvinyl Chloride) và TPE (Thermoplastic Elastomer).

Đối với chất liệu TPE thì thảm tập sẽ có độ đàn hồi cao, độ bám dính cao, khả năng co dãn, kéo dãn và chịu lực tốt. Còn với chất liệu PVC, sau khi tập một thời gian bạn sẽ thấy thảm xẹp xuống, không còn đàn hồi, các hạt nhữa bị bong tróc rất khó để vệ sinh và có mùi nhựa khá nồng.

Thảm tập Yoga với chất liệu TPE

Kích thước và độ nặng của thảm tập Yoga

Nếu bạn là người có công việc thường xuyên phải di chuyển thì kích thước của thảm tập khá quan trọng.

Chiều dài – rộng của thảm

Chiều dài của thảm tập không thể ngắn hơn chiều dài của cơ thể, chiều rộng không thể hẹp hơn vai. Chiều dài thông thường của một thảm tập sẽ là 173 cm – 183 cm. và chiều rộng là 61 cm – 63 cm. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thảm tập đặc trưng dành cho người thích rộng rãi khi tập tại nhà, không gian thoải mái thì có chiều rộng tới 80 cm.

Độ dày của thảm

Độ dày khác nhau sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau

Độ dày hiện nay của thảm tập Yoga thường là 4 mm, 6 mm, 8mm, 10 mm. Nếu cùng một chất liệu thì thảm dày đương nhiên sẽ cho độ êm cao hơn. Tuy nhiên, những người tập lâu năm sẽ lựa chọn một tấm thảm mỏng vì nó mang lại cảm giác chắc chắn hơn khi thực hiện những tư thế nâng cao. Đối với thảm dày thì nó cho cảm giác bồng bềnh, khó giữ thăng bằng.

Độ nặng của thảm

Khối lượng của thảm tỉ lệ thuận với độ dày của thảm. Thảm càng dày thì khối lượng càng nặng. Nếu bạn là người thường xuyên di chuyển thì một tấm thảm mỏng, nhẹ sẽ phù hợp hơn với bạn.

Kiểm tra độ đàn hồi và co giãn của thảm

Việc chọn thảm tập Yoga với một độ đàn hồi tốt sẽ tăng độ bền của thảm và đem đến sự an toàn cao hơn cho người tập. Bạn không nên chọn thảm tập quá cứng hoặc quá mềm. Bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách dùng hai ngón tay bóp thảm lại, khi thả ra thì thảm phải quay về vị trí ban đầu.

Kiểm tra độ đàn hồi của thảm tập Yoga

Nếu bạn dễ dàng bóp hai tay chạm sát vào nhau thì chứng tỏ thảm quá mềm. Điều đó dẫn đến việc khi tập cơ thể rất dễ tiếp xúc với đất và bạn sẽ bị đau. Nếu thảm quá xốp, mềm thì có dày đến đâu bạn cũng sẽ dễ dàng bóp xẹp chúng. Bạn cũng không nên chọn thảm có cảm giác quá cứng khi bóp vào vì nó không khác gì một nền đất.

Bạn có thể kéo căng thảm để kiểm tra độ co giãn của thảm.

Kiểm tra độ bằng phẳng của thảm tập Yoga

Độ bằng phẳng rất quan trọng đối với việc tập Yoga vì nếu thảm lồi lõm sẽ rất khó để thực hiện các tư thế đúng kỹ thuật. Bạn có thể trải tấm thảm lên nền đất và dùng tay kiểm tra xem tấm thảm có bằng phẳng hay không. Việc thảm tập Yoga bị lồi hoặc lõm sẽ rất khó để sửa chữa nên bạn hãy kiểm tra thật kỹ.

Kiểm tra độ bám của thảm

Khi thực hiện các tư thế khó thì độ bám của thảm rất quan trọng. Nếu như thảm quá trơn trượt sẽ có thể khiến bạn té, ngã khi tập những tư thế khó và dẫn đến chấn thương. Bạn hãy trải thảm trên sàn và dùng lòng bàn tay đẩy mạnh để kiểm tra độ bám dính. Nếu thảm dễ dàng bị trượt trên mặt đất có nghĩa là độ bám dính của thẩm không tốt.

Tư thế đòi hỏi độ bám cao của thảm tập Yoga

Đó là những kinh nghiệm chọn thảm tập YogaThethaophui.vn muốn chia sẻ với các bạn. Nếu các bạn là người mới hãy chọn cho mình một tấm thảm dày với độ êm cao để thoải mái khi luyện tập. Ngược lại, bạn muốn nâng cao trình độ với những động tác khó hơn hãy lựa chọn cho mình tấm thảm mỏng, chắc chắn giúp giữ thăng bằng tốt hơn.

Xem thêm: Những tác dụng của thảm tập Yoga

Bài viết liên quan

Thêm bình luận

Gọi hoặc chat ngay